Chạy dịch, chốt doanh số: Ồ ạt xe giảm giá, dân găm tiền chờ cuối năm

Hơn 20 mẫu xe có doanh số khủng, chạy đua nội địa hóa kiếm lợi

Việc Chính phủ miễn, giảm thuế nhập linh kiện đối với các doanh nghiệp lắp ráp xe hơi đủ điều kiện đã khiến nhiều hãng xe tăng tốc về Việt Nam để sản xuất, nhằm hưởng lợi thế.

Theo thống kê, hiện thị trường xe Việt đang có khoảng 30 mẫu xe có doanh số cao trên 1.000 chiếc đến hơn 27.000 chiếc/năm, trong đó có 24 mẫu xe có doanh số bán hàng từ 3.400 chiếc/năm trở lên đủ tiêu chuẩn hưởng thuế nhập linh kiện 0% lắp ráp tại Việt Nam.

Báo cáo doanh số bán xe của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và các doanh nghiệp ô tô lớn ở Việt Nam. Hiện mẫu xe đứng đầu trong bảng danh sách các mẫu xe chạy nhất Việt Nam là Toyota Vios với 27.000 chiếc, đứng thứ 2 là Mitsubishi Xpander với 20.000 chiếc, thứ 3 là Hyundai Accent với 19.700 chiếc, Hyundai đứng thứ 4 với 18.000 chiếc.

Mazda CX5 là dòng xe đứng áp chót trong danh sác 10 mẫu xe có doanh số bán 10.000 chiếc/năm.

Trong danh sách 24 mẫu xe có doanh số bán ra hơn 3.000 chiếc/năm, có 6 mẫu xe nhập khẩu gồm: Mitsubishi Xpander, Toyota Fortuner, Ford Ranger, Honda CRV và cuối cùng là Ford Everest.

Ô tô nhập trượt dốc, xe trong nước đứng trước bờ vực rủi ro

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng xe nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 7/2020 tăng nhẹ, song lũy kế hết 7 tháng lượng xe nhập vẫn suy giảm 50% so với cùng kỳ năm trước.

Chạy dịch, chốt doanh số: Ồ ạt xe giảm giá, dân găm tiền chờ cuối năm - 2
Xe nhập suy giảm mạnh, xe trong nước đứng trước thách thức giảm giá, cứu doanh số

Tình hình dịch bệnh bùng phát tại Đà Nẵng, lây nhiễm một số địa phương như Quảng Nam, TP. HCM và Hà Nội đã khiến tâm lý người dân còn e ngại khi xuống tiền mua xe cho dù Chính phủ ưu đãi 50% phí trước bạ đối với xe trong nước.

Cụ thể, trong tháng 7, lượng xe nhập có nhích tăng 500 chiếc so với tháng trước, đạt 4.000 chiếc. Tuy nhiên, so với các tháng 5 và tháng 4, lượng xe nhập giảm từ 800 – 1.000 chiếc.

So với cùng kỳ năm trước, xe nhập về nước trong tháng 7 chỉ đạt 1/3 sản lượng. Lũy kế hết tháng 7/2020 lượng xe nhập về Việt Nam đạt hơn 44.000 chiếc, chỉ bằng 50% so với lượng xe nhập về cùng kỳ 7 tháng đầu năm 2019.

Hàng loạt hãng xe giảm giá trăm triệu, tránh tháng cô hồn

Doanh số không gia tăng mạnh, cộng thêm với tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp, nhiều đại lý xe tại Việt Nam liên tiếp giảm giá những mẫu xe chiến lược lên đến hàng trăm triệu đồng.

Chạy dịch, chốt doanh số: Ồ ạt xe giảm giá, dân găm tiền chờ cuối năm - 3
Hàng loạt mẫu xe, hãng xe giảm giá trước tháng cô hòn (ảnh minh họa)

Cụ thể, hiện các đại lý Ford ở Hà Nội được các nhân viên tư vấn giá mẫu SUV Everest chủ lực với giá giảm từ 85 đến 130 triệu đồng. Mức giá giảm sâu nhất thuộc về biến thể Ambiente của Everest, mức giá giảm ít nhất là Everest Titanium bản 1 cầu (4×2).

Honda cũng giảm giá hàng loạt mẫu CRV nhập khẩu, các mẫu 2019 đã được giảm giá hơn 200 triệu đồng từ cuối tháng 6, đầu tháng 7, giờ đến lược các mẫu xe đầu 2020 nhập Thái được đại lý giảm đến gần 100 triệu đồng (bao gồm phụ kiện).

Toyota cũng không đứng ngoài cuộc đua giảm giá, mẫu Fortuner của hãng này đang được giảm giá 50 triệu đồng cho khách mua xe ngay trong tháng 8. Trong khi đó, các đại lý của TCMotor đang giảm từ 10 -50 triệu đồng cho các mẫu xe Kona, Tucson và SantaFe để đấu lại với xu hướng giảm giá mạnh của Fortuner, Honda CRV và Everest, cùng một số mẫu xe mới ra mắt như Kia Seltos hay Suzuki XL7…

Cuối năm có thể có nhiều cú “trượt giá” xe hơi

Dư cung, ế xe, phải chạy doanh số hoặc buộc phải thanh lý những mẫu xe cũ … đó là muôn vàn lí do khiến các hãng và đại lý xe hơi sẽ phải giảm giá ô tô từ nay đến mùa mua sắm cao điểm cuối năm.

Chạy dịch, chốt doanh số: Ồ ạt xe giảm giá, dân găm tiền chờ cuối năm - 4
Dự đoán, cuối năm là thời điểm các hãng xe buộc phải giảm giá để cứu doanh số

Hiện, sản lượng tồn kho ngành ô tô đang rất cao, tháng 5/2020, báo cáo của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết sản lượng ô tô sản xuất trong nước ước đạt 56.200 chiếc, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Đáng nói, chỉ số tồn kho ngành cũng tăng rất cao đạt 122,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Để đảm bảo doanh thu, lợi nhuận, các hãng xe, doanh nghiệp sản xuất ô tô buộc phải tăng sản lượng bán ra, giải phóng hàng tồn. Dư cung sẽ khiến cho cuộc cạnh tranh giá xe từ nay đến cuối năm trở nên sôi động hơn.

Ngoài ra, một nguyên rất quan trọng khiến giá xe từ nay đến cuối năm giảm là do áp lực từ việc giảm 50% phí trước bạ chỉ diễn ra từ nay đến ngày 31/12/2020, sau đó phí trước bạ sẽ được thu như cũ.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp xe trong nước phải tận dụng tốt cơ hội để đẩy doanh số, nếu không, sang năm 2021, người tiêu dùng mua xe lắp ráp không còn được lợi về phí trước bạ. Và cũng vì tận dụng cơ hội, từ tháng 7 đến tháng 8, hàng loạt mẫu xe được giảm giá mạnh từ 20 triệu cho đến 200 triệu đồng/chiếc.

Làn sóng Covid-19 thứ hai và thảm họa kép với ngành ô tô?

Dịch Covid – 19 lần 2 diễn biến phức tạp, tháng ngâu (tháng 7 Âm lịch) tới gần, doanh số ô tô có thể lại “tụt dốc”.

Sáu tháng đầu năm 2020, ghi nhận sự “lao dốc” của thị trường ô tô vì tác động của dịch Covid-19. Đến nửa cuối năm 2020, chính sách giảm 50% phí trước bạ được thực thi, giới kinh doanh ô tô kỳ vọng về bức tranh doanh số tươi sáng thời gian tới.

Tuy nhiên, không như những dự đoán trước đó, làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 2 tái diễn phức tạp khiến các hãng xe, đại lý tiếp tục “cuộc chiến” kích cầu tiêu dùng.

Ngoài ra, thị trường xe hơi Việt sắp tới còn gánh chịu áp lực giảm doanh số lớn nữa do tâm lý người tiêu dùng tránh tháng cô hồn – tháng ngâu (tháng 7 âm lịch). Đa số người dân ngại thậm chí gác lại chuyện mua xe hơi, tài sản lớn trong tháng này tránh những vận đen không đáng có.

Đây tiếp tục là tin không vui và viễn cảnh khá thách thức cho thị trường xe hơi và các hãng xe tại thị trường Việt Nam phải đối mặt.

Theo Dân trí