Canada tốt đẹp nay còn đâu: Phản ứng chuyên chế của ông Trudeau trước các cuộc biểu tình của tài xế xe tải

Hôm 14/02, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng tài chính Canada Chrystia Freeland thông báo một cuộc trấn áp của chính phủ đối với phong trào giờ-thành-nổi-tiếng “Freedom Convoy 2022” (Đoàn xe Tự do 2022). Bà Freeland dõng dạc tuyên bố, “Nếu xe tải của quý vị đang được sử dụng trong những cuộc chặn đường bất hợp pháp này, thì tài khoản công ty của quý vị sẽ bị đóng băng, bảo hiểm xe của quý vị sẽ bị tạm ngưng.” Thông báo này được đưa ra sau tuyên bố về [việc viện dẫn] Đạo luật Các trường hợp Khẩn cấp của Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Các biện pháp khẩn cấp này đã được thực hiện sau nhiều tuần gián đoạn kinh tế và gián đoạn chất lượng cuộc sống ở Canada, đặc biệt là ở Ottawa.

People gather in protest against COVID-19 mandates and in support of a protest against COVID-19 restrictions taking place in Ottawa, in Edmonton, Saturday, Feb. 5, 2022. THE CANADIAN PRESS/Jason Franson

Tại Ottawa, một đoàn xe tải lớn đã tập trung lại với những người đi bộ biểu tình để ra hiệu họ phản đối các quy định bắt buộc chích ngừa COVID-19 và các biện pháp COVID-19 liên quan khác. Những cuộc biểu tình này đã lan rộng khắp Canada, với nhiều người biểu tình bày tỏ lo ngại về các chính sách COVID-19 của chính phủ. Kênh Substack của nhà báo Bari Weiss đã đăng một bài viết xuất sắc về “Điều mà những tài xế xe tải muốn”. Thông điệp của “Freedom Convoy” rất rõ ràng: chấm dứt các biện pháp khẩn cấp COVID-19.

Một số chính phủ cấp tỉnh của Canada đã dỡ bỏ các hạn chế COVID, bao gồm các chính phủ Manitoba, Saskatchewan và Ontario, nhưng có phải là “Freedom Convoy” đã buộc ba tỉnh này phải dỡ bỏ các quy định hay không thì vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, ông Trudeau đã tăng gấp đôi luận điệu của mình trong việc phản đối các yêu cầu của đoàn xe này. Khi ban bố Đạo luật Khẩn cấp lần đầu tiên kể từ khi đạo luật này được thông qua vào năm 1988, ông Trudeau đã tuyên chiến với những người biểu tình này. Ông ấy đã tuyên bố kiểu như: “Nó không còn là một cuộc biểu tình hợp pháp hay là một sự bất đồng với chính sách của chính phủ. Nó bây giờ là một cuộc chiếm đóng bất hợp pháp. Đã đến lúc mọi người phải về nhà.”

Cuộc biểu tình này đã đang diễn ra được một thời gian với sự hỗ trợ của những người dân bình thường, những người đã gây quỹ từ cộng đồng thay mặt cho các nhà tổ chức Freedom Convoy. Hôm 04/02, trang GoFundMe của Freedom Convoy 2022 đã bị gỡ xuống vì “vi phạm vào … Điều khoản Dịch vụ … và đã bị xóa khỏi nền tảng này.” Sau hành động của GoFundMe, các nhà tổ chức đoàn xe đã chuyển sang GiveSendGo để gây quỹ từ cộng đồng. Hôm 10/02, Tòa án Công lý Cao cấp Ontario đã ban hành lệnh tạm ngưng quyền truy cập vào số tiền quỹ nhận được từ GiveSendGo. Hôm 12/02, GiveSendGo đã đăng dòng tweet rằng, “GiveSendGo đang làm việc với nhiều nhà tổ chức chiến dịch khác nhau để tìm ra các con đường hợp pháp hiệu quả nhất để tiếp tục lưu thông khoản gây quỹ.” Theo CNN Business, “mặc dù GiveSendGo đang từ chối tuân thủ lệnh của tòa án, nhưng họ có thể vẫn bị buộc phải tuân theo. Đó là bởi vì lệnh này cũng áp dụng cho các hệ thống thực hiện thanh toán bên thứ ba của trang web này.” Ở đây sắp xuất hiện vấn đề lớn hơn.

Mặc dù quyền tự do tụ họp (hoặc biểu tình) có thể được bảo vệ, nhưng các chính phủ đã học được rằng họ có thể dập tắt các cuộc biểu tình bằng cách hạn chế các nhà hoạt động tiếp cận các hệ thống thực hiện thanh toán và các trung gian tài chính khác. Sau ngày 09/11, Canada đã sửa đổi Đạo luật Tiền thu được từ Tội phạm (Rửa Tiền) và mở rộng đạo luật này để đưa thêm vào các điều khoản về tài trợ cho khủng bố, đổi tên nó thành Đạo luật Tiền thu được từ Tội phạm (Rửa tiền) và Đạo luật Tài trợ Khủng bố (PCMLTFA). Theo Trung tâm Phân tích Báo cáo và Giao dịch Tài chính của Canada, một trong những mục tiêu của PCMLTFA là “thực hiện các biện pháp đặc thù để phát hiện và ngăn chặn hành vi rửa tiền và tài trợ cho các hoạt động khủng bố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra hoặc truy tố các hành vi rửa tiền và tài trợ khủng bố.”

Sau khi ông Trudeau tuyên bố Đạo luật về Các trường hợp Khẩn cấp, bà Freeland thông báo rằng chính phủ sẽ mở rộng Đạo luật PCMLTFA để đưa thêm vào các nền tảng gây quỹ từ cộng đồng và các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán liên kết của họ. Trong một cuộc họp báo, bà Freeland tuyên bố, “Các cuộc chặn đường bất hợp pháp đã nêu bật một thực tế là các nền tảng gây quỹ từ cộng đồng và một số nhà cung cấp dịch vụ thanh toán mà họ sử dụng không bị bắt giữ đầy đủ theo đạo luật tiền thu được từ tội phạm và tài trợ khủng bố.”

Ngoài ra, bà ấy tuyên bố rằng “những thay đổi này bao gồm tất cả các hình thức giao dịch, trong đó có các tài sản kỹ thuật số như tiền điện tử.” Việc tuyên bố Đạo luật về Các trường hợp Khẩn cấp sẽ tạm thời cho phép các ngân hàng, không cần có lệnh của tòa án hoặc sợ bị kiện, đóng băng các tài khoản cá nhân và doanh nghiệp bị nghi ngờ đang được sử dụng để tiếp tục các cuộc chặn đường; đồng thời sẽ yêu cầu các ngân hàng phải “báo cáo mối liên hệ tài chính với những khách hàng liên quan đến các cuộc chặn đường bất hợp pháp với [Cảnh sát Hoàng gia Canada] hoặc Cơ quan Tình báo An ninh Canada.”

Kết luận hợp lý căn cứ vào các hành động của chính phủ Canada này là do ông Trudeau xem “Freedom Convoy” là một hình thức khủng bố. Nếu ông Trudeau muốn ngăn chặn các cuộc biểu tình, thì lẽ ra ông ấy có thể sắp xếp một cuộc gặp với những người tổ chức [biểu tình] để thảo luận về các yêu cầu của họ hoặc dẹp yên cuộc biểu tình bằng cách cử quân đội đến.

Thế nhưng, vị thủ tướng này quyết định tránh né các yêu cầu của những người biểu tình và đưa ra phương án thứ ba: ép buộc các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán và các tổ chức tài chính phải đóng vai trò là trung gian cho nhà nước. Thứ quyền lực mới được “khai quật” này được xây dựng dựa trên một chuỗi dài các hoạt động hướng tới việc đình chỉ tài khoản những cá nhân không được tán thành về mặt chính trị, ông Ben Shapiro của Daily Wire viết.

Với tình hình này, rõ ràng là ông Trudeau vừa đang cố gắng tìm cách phớt lờ yêu cầu của Freedom Convoy vừa đang dập tắt các cuộc biểu tình, hay như cách gọi của ông ấy là “cuộc chiếm đóng”. Tháng 06/2020, ông Trudeau đã bị hỏi dồn về quan điểm sử dụng binh lính chống lại những người biểu tình và bạo loạn của Tổng thống Hoa Kỳ đương thời Donald Trump. Ông đáp, “Chúng ta đều rùng mình và sửng sốt trước những gì đang xảy ra ở Hoa Kỳ.” Rõ ràng là ông Trudeau đã phiền muộn bởi cách tiếp cận nặng tay với những người biểu tình và bạo loạn Black Lives Matter; tuy nhiên, phản ứng của ông ấy đối với phong trào “Freedom Convoy” này nhận được ít sự đồng tình hơn. Trên thực tế, ông ấy gọi những người biểu tình này là một “nhóm thiểu số cực đoan” (fringe minority) có “các quan điểm không thể chấp nhận được.”

Vị thủ tướng này đã rơi vào cái bẫy chính trị tương tự như cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton. Ông Obama, bà Clinton, và bây giờ là ông Trudeau có thể đều được miêu tả là những người theo chủ nghĩa tinh hoa thiếu hiểu biết với thái độ khinh rẻ những người có quan điểm chính trị trái chiều.

Trong nhiều thập kỷ, các chính trị gia đã làm theo quyết định dân chủ của những người được gọi là chuyên gia trong các cơ quan hành chính để tự bảo vệ mình khỏi trách nhiệm giải trình chính trị; tức là các ưu tiên của cử tri. Chiến lược dài hạn này đã thể hiện mức độ khinh thường đối với nhóm cử tri bình dân này. Ông Trudeau đã tiến hành một thủ thuật tương tự bằng cách lạm dụng các đòn bẩy quyền lực của chính phủ để ép buộc các tổ chức tài chính và các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán phải thực hiện công việc của nhà nước.

Quan điểm trong bài viết này là ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đất Việt.

Viện Mises, được thành lập năm 1982, thúc đẩy việc giảng dạy và nghiên cứu trong trường học của Áo về kinh tế, tự do cá nhân, lịch sử trung thực, và hòa bình quốc tế, theo truyền thống của Ludwig von Mises và Murray N. Rothbard. Chúng tôi tìm kiếm một sự thay đổi căn bản trong môi trường trí tuệ, thoát khỏi thống kê và hướng tới trật tự sở hữu tư nhân.

Theo Viettoday