Bộ phận của lợn bị nhiều người vứt thẳng tay nhưng có công dụng bất ngờ

Các chuyên gia y tế cho biết, nếu so sánh hàm lượng dinh dưỡng của thịt lợn và bì lợn thì bì lợn có hàm lượng protein cao gấp 2,5 lần, hàm lượng carbohydrate cao gấp 4 lần, còn hàm lượng chất béo chỉ là một nửa.

Hàm lượng có trong bì lợn chứa nhiều thành phần cốt giao (gelatin và collagen) cần thiết cho cấu tạo cơ thể. Chúng được ví như chất xi măng để gắn kết các tế bào với nhau nhằm tạo thành mô cơ thể vững chắc. Toàn bộ các mô từ da, lông, tóc, thịt, xương và mô liên kết đều cần có các thành phần cốt giao này mới có thể gắn kết lại.

Các nhà khoa học hiện đại cũng phát hiện ra việc thường xuyên ăn bì lợn sẽ giúp chống lão hóa, chống ung thư một cách hiệu quả. Phụ nữ ăn món này với số lượng phù hợp có thể giữ ẩm làn da, làm tóc sáng bóng, giảm lão hóa và làm mờ các vết nhăn nheo trên da.

Bì lợn có vị ngọt, mát, có tác dụng tốt với âm khí, giải nhiệt và hỗ trợ hô hấp hiệu quả. Nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra bì lợn có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, vừa dễ ăn vừa tốt cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, bì lợn còn giúp điều trị các chứng bệnh khó chịu như đau họng, thiếu máu và một số bệnh về rối loạn chảy máu, bổ máu, giúp nhanh cầm máu. Đây là thực phẩm rất phù hợp với những người thường xuyên gặp tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Ăn bì lợn đúng liều lượng sẽ giúp tăng cường quá trình tuần hoàn máu.

 Bộ phận của lợn bị nhiều người vứt thẳng tay nhưng có công dụng bất ngờ  - Ảnh 2.
 Bộ phận của lợn bị nhiều người vứt thẳng tay nhưng có công dụng bất ngờ  - Ảnh 3.

Bì lợn có thể được chế biến thành nhiều món, vừa ngon vừa bổ dưỡng. Ảnh minh họa

Bì lợn có nhiều tác dụng như vậy nhưng bạn cần lưu ý chỉ nên ăn món này với liều lượng vừa phải, ăn kèm các thực phẩm khác. Người khỏe mạnh mỗi tuần chỉ nên ăn 1 – 2 lần để hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.

Lớp mỡ gần da chứa rất nhiều cholesterol, nếu tiêu thị quá nhiều thì rất dễ mắc bệnh tim mạch, béo phì. Do đó, người dễ béo, trẻ em, phụ nữ mang thai… tốt nhất không nên ăn nhiều bì lợn.

Theo các chuyên gia, chất protein có trong da động vật rất khó tiêu, dù không độc hại nhưng nếu ăn nhiều thì có nguy cơ gây bệnh tim mạch. Nếu được làm lông sống, bì lợn rất có thể vẫn còn bám lại chân lông. Các chân lông chỉ dài khoảng 2mm nhưng rất cứng, khi ăn vào có thể cắm vào màng nhầy ở ruột non và dạ dày, dễ khiến dạ dày hoặc ruột bị tổn thương.