Bỏ ngay 7 thói quen ‘lợi thì có lợi nhưng răng không còn’

Vệ sinh răng miệng tốt không chỉ để ngăn ngừa sâu răng mà còn để bảo vệ men răng, chăm sóc nướu răng và giảm sự tích tụ của vi khuẩn.
Nhai đá có thể khiến răng bị nứt và mẻ /// Shutterstock
Nhai đá có thể khiến răng bị nứt và mẻ

SHUTTERSTOCK
Sau đây là 7 thói quen xấu có thể gây hại cho răng và cách khắc phục, theo Insider.

1. Nhai đá

Nhai đá có thể khiến răng bị nứt và mẻ.
Michaela Tozzi, nha sĩ từ Nevada (Mỹ), cho biết đây là tổn thương không thể phục hồi và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết nứt, cần phải trám răng hoặc thậm chí bị mất răng hoàn toàn.
Uống bằng ống hút, ăn vặt với các loại thực phẩm giòn như táo hoặc bỏng ngô, nhai kẹo cao su không đường có thể giúp từ bỏ nhai đá.

2. Chải răng quá mạnh

Đánh răng là một trong những cách quan trọng nhất để giữ cho răng miệng khỏe mạnh, nhưng đánh răng quá mạnh có thể gây hại cho răng và nướu.
Chải răng mạnh có thể làm mòn lớp men răng bảo vệ, dẫn đến ê buốt và đau nhức.
Chải răng quá mạnh cũng có thể khiến nướu bị tụt vào trong hoặc bị đẩy ra khỏi răng. Điều này làm lộ chân răng, cũng có thể gây ê buốt và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Nha sĩ Tozzi cho biết không có cách nào để phục hồi men răng bị mất hoặc tụt nướu, và khuyên nên dùng bàn chải đánh răng lông mềm.

3. Nghiến răng

Nghiến răng có thể làm mòn răng và làm tăng nguy cơ bị sâu răng và gãy xương, theo Insider.
Thiền hoặc tắm nước ấm trước khi đi ngủ; đắp khăn ấm lên mặt, và xoa bóp cơ hàm có thể khắc phục tình trạng này.

4. Cắn móng tay

Cắn móng tay có thể làm nứt và gãy răng. Những chỗ gãy này có thể được cố định bằng cách trám răng. Tuy nhiên, nếu thói quen này tiếp tục, vết trám cũng có thể bị vỡ và bị nứt.
Làm móng tay, nhai kẹo cao su không đường hoặc kẹo bạc hà cũng có thể ngăn việc cắn móng tay.

5. Không dùng ống hút

Sử dụng ống hút có thể làm giảm tác hại do uống những đồ uống nhiều đường.

Sử dụng ống hút có thể làm giảm tác hại do uống những đồ uống nhiều đường

SHUTTERSTOCK

Đồ uống có đường có thể gây hại cho răng. Đường trong đồ uống cung cấp thức ăn cho vi khuẩn gây sâu răng, theo Insider.
Sử dụng ống hút có thể làm giảm tác hại này. Ngoài ra, súc miệng sau khi uống những đồ uống này cũng có thể giúp rửa sạch đường và a xít.

6. Sử dụng răng như một dụng cụ

Dùng răng để mở túi khoai tây chiên hoặc tháo nắp bút cũng có thể làm hỏng răng do sứt hoặc gãy.

7. Hút thuốc

Những người hút thuốc có nhiều khả năng hình thành mảng bám vi khuẩn, gây ra các bệnh về nướu. Hút thuốc lá cũng làm giảm lưu lượng máu đến nướu răng, ngăn quá trình lành vết thương ở miệng.
Ngoài việc tăng nguy cơ mắc bệnh, hút thuốc còn có thể gây hôi miệng và làm ố răng, theo Insider.
Theo Báo Thanh niên