Bộ Công Thương sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với đường Thái

Bộ Công Thương Việt Nam vừa ra báo cáo mặt hàng đường mía nhập khẩu từ Thái Lan đạt gần 500.000 tấn trong 5 tháng đầu năm nay, hơn gấp 9 lần so với cùng thời gian năm ngoái. Số lượng tăng rất nhanh kể từ khi bỏ hạn ngạch thuế quan trong khu vực ASEAN.

Theo mạng báo Hải Quan, Bộ Công Thương Việt Nam cho biết sản lượng đường niên vụ 2019/2020 của các doan nghiệp sản xuất đường của Việt Nam đạt chưa tới 800.000 tấn, so với gần 1,2 triệu tấn trong niên vụ trước.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam, dựa trên Nghị định thư ASEAN về đối xử đặc biệt với gạo và đường theo Hiệp định Tự vệ của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) chuẩn bị nộp hồ sơ đề nghị Bộ Công Thương khởi xướng điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với ngành.

Mạng báo Hải Quan trích dẫn Bộ Công Thương sẽ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với đường Thái Lan, tuy nhiên biện pháp có rủi ro bị kiện hoặc bị yêu cầu bồi thường. Thêm vào đó, đường Thái Lan có thể bán phá giá không chỉ đối với Việt Nam, mà cả các quốc gia khác trong khu vực ASEAN qua đường thô từ Thái Lan về Lào và Campuchia nhằm lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Trong trường hợp này, Bộ Công Thương và Bộ Phát triển Nông Nghiệp- Phát triển Nông thôn Việt Nam sẽ khởi xướng áp dụng biện pháp chống lẩn tránh.

Theo RFA