Bill Hayton gợi ý cách giải quyết tranh chấp ở Biển Đông

Ông Bill Hayton là cựu phóng viên BBC
Nghe đọc bài

Cựu phóng viên BBC nay là học giả nghiên cứu Châu Á- Thái Bình Dương, nêu đề xuất giải quyết tranh chấp ở Biển Đông: “Hãy cứ công nhận rằng nước đang chiếm cứ thực thể nào thì có tuyên bố tốt nhất về chủ quyền đối với thực thể đó”.

Ông Bill Hayton, chuyên gia nghiên cứu thuộc Chương trình Châu Á – Thái Bình Dương của Viện Nghiên cứu Quốc tế Hoàng Gia Anh, chia sẻ quan điểm trên ấn phẩm ‘Perspective (Góc nhìn)’ của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á- Yusof Ishak ở Singapore:

Những nhà nghiên cứu hiện nay “biết đủ về lịch sử của Biển Đông để có thể giải quyết những tranh chấp chủ quyền đối với những đá và bãi khác nhau tại đó.”

Những dữ liệu cơ bản về tranh chấp Biển Đông được nhiều người biết rõ. Sáu nước gồm Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam đều có những tuyên bố tranh chấp lãnh hải. Trung Quốc có tuyên bố rộng lớn nhất, lên đến 90% vùng biển này và được đánh dấu bởi đường gọi là chín đoạn.

Trung Quốc xây nhiều công trình quân sự trên đá Gạc Ma sau khi chiếm được từ Việt Nam. Courtesy of Thanh Nien

Trung Quốc nói họ có quyền lịch sử đối với vùng biển đó – đây là một quan điểm bị một tòa án quốc tế bác bỏ hồi năm 2016; nhưng Bắc Kinh từ chối công nhận phán quyết đó. Lập trường của Trung Quốc cũng khiến nước này bất đồng với các cường quốc phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ.

Tranh chấp không chỉ về những tuyên bố chủ quyền đối với những đảo nhỏ và bãi nằm rải rác khắp Biển Đông, mà còn là tuyên bố về quyền tài phán đối với vùng biển đi với những thực thể đó.

Do đó, một quốc gia thứ bảy là Indonesia cũng bị cuốn vào. Mặc dù Indonesia không tự xem là một trong những bên của tranh chấp, thế nhưng Trung Quốc tuyên bố quyền lịch sử đối với những phẩn biển chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.

Trong sáu bên có tranh chấp chính thức, tất cả đều tuyên bố ít nhất một đảo nhỏ, và “một số đảo nhỏ được ít nhất năm nước tuyên bố có chủ quyền”. Những tuyên bố tranh chấp luôn được nghĩ là “quá phức tạp không thể giải quyết.”

Người ta suy nghĩ rằng có quá nhiều đá và bãi, quá nhiều bên tuyên bố chủ quyền, quá nhiều lịch sử nên việc cố gắng hiểu và gỡ rối tất cả những tuyên bố chồng lấn là điều không thể.

Điều đó không đúng. Vấn đề tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông chỉ mới khởi sự từ hồi đầu thế kỷ thứ 20 do đó đừng cứ phải nhìn vào hàng ngàn năm lịch sử.

Không có quốc gia, nhà nước hay chế độ nào từng kiểm soát toàn bộ Biển Đông

Vấn đề thực tế là những nước tuyên bố chủ quyền khác nhau đóng khung tuyên bố của họ cho mọi tuyên bố đối với những nhóm đảo. Do đó rất khó để giải quyết tuyên bố của ai là tốt nhất đối với toàn bộ một nhóm đảo nào.”

Đơn cử, Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một khi bạn cố gắng gỡ rối, kết giải các tuyên bố, và xem nước nào có tuyên bố tốt nhất đối với thực thể cụ thể nào, lúc đó mọi sự trở nên dễ dàng hơn nhiều. Không có quốc gia, nhà nước hay chế độ nào đã từng kiểm soát toàn bộ Biển Đông.

Việc tách những tuyên bố chủ quyền mở rộng ra toàn bộ những nhóm đảo thành những tuyên bố cụ thể đối với những thực thể đã được đặt tên sẽ mở ra một con đường đến thỏa hiệp tương nhượng và giải quyết các tranh chấp.

Từng có những tiền lệ thành công tại Đông Nam Á. Indonesia và Malaysia đã giải quyết tranh chấp đối với các đảo Ligitan và Sipadan vào năm 2002; tương tự Malaysia và Indonesia cũng giải quyết tranh chấp đối với ba nhóm đảo đá không có người ở tại Eo Singapore hồi năm 2008. Trong cả hai trường hợp Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) đều đóng vai trò quan trọng.

Bằng cách loại bỏ những tuyên bố mơ hồ về chủ quyền ‘từ thời xa xưa’ và đòi hỏi bằng chứng cụ thể về hoạt động hành chính thực, ICJ cũng cho những bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông một lối thoát ra khỏi bế tắc.

Bằng chứng lịch sử về hoạt động hành chính tại những đá và bãi tranh chấp cho thấy rằng nước đang chiếm đóng mỗi thực thể là bên có tuyên bố chủ quyền tốt nhất đối với nơi đó; chỉ trừ một ít trường hợp ngoại lệ.

Ngoại lệ chính sẽ là Quần đảo Hoàng Sa nơi mà Việt Nam chiếm hữu chừng phân nửa cho đến khi Trung Quốc chiếm toàn bộ vào năm 1974 sau một trận chiến đẫm máu khiến 74 binh sĩ Việt Nam bị giết.

Các Nhà nước Đông Nam Á có ý thích trong việc công nhận sự chiếm đóng thực tế của nhau đối với những thực thể cụ thể và nêu ra một quan điểm thống nhất đối với Trung Quốc.

Trong trường hợp một số nước không muốn tận dụng ICJ và luật quốc tế, các tổ chức phi chính phủ có thể tham gia đề tạo thành cái gọi là ‘Tòa tuyến hai’. Đây được mô tả là những cuộc thảo luận không chính thức, không trang trọng bởi những đối tượng ngoài chính phủ nhằm giúp tìm ra những giải pháp cho các vấn đề ngoại giao phức tạp.

Hoạt động đó có thể thu thập được những mẫu bằng chứng tranh chấp, kiểm chứng những lập luận pháp lý của nước đòi chủ quyền, và trình bày những kết quả có thể về những phiên xử quốc tế trong tương lai cho các bên tuyên bố chủ quyền và cho công chúng.”

(Theo RFA Việt Ngữ)