Bị MiG-29 tấn công, Thổ Nhĩ Kỳ tức giận điều pháo T-122 Sakarya trả đũa

Nghe đọc bài

Truyền thông Nga mới đây cho biết, các tiêm kích MiG-29 của nước này đã tham gia cuộc tấn công tại Libya và phá hủy hệ thống tên lửa phòng không MIM-23 Hawk được Thổ Nhĩ Kỳ triển khai tại quốc gia Bắc Phi này.

Bi MiG-29 tan cong, Tho Nhi Ky tuc gian dieu phao T-122 Sakarya tra dua-Hinh-2Theo công bố, 2 tiêm kích MiG-29 đã tiêu diệt tổng cộng 3 hệ thống phòng không MIM-23 Hawk được điều hành bởi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ gần thành phố chiến lược Sirte.

Bi MiG-29 tan cong, Tho Nhi Ky tuc gian dieu phao T-122 Sakarya tra dua-Hinh-3Nhiều khả năng radar cảnh giới của MIM-23 Hawk không phát hiện được mối đe dọa đang đến gần.

Bi MiG-29 tan cong, Tho Nhi Ky tuc gian dieu phao T-122 Sakarya tra dua-Hinh-4“Điều này có nghĩa là MiG-29 vẫn rất hiệu quả khi thực hiện các nhiệm vụ khó khăn và đủ khả năng chống lại mọi hệ thống phòng không”, trang Utro của Nga nhận định.

Bi MiG-29 tan cong, Tho Nhi Ky tuc gian dieu phao T-122 Sakarya tra dua-Hinh-5Mặc dù vậy, việc báo chí Nga tiết lộ thông tin nói trên đã dẫn đến lo ngại rằng phía Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm đưa ra hành động trả đũa nhằm thẳng vào quân đội Nga.

Bi MiG-29 tan cong, Tho Nhi Ky tuc gian dieu phao T-122 Sakarya tra dua-Hinh-6Đúng như dự đoán, Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận việc lần đầu tiên hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) T-122 Sakarya của Thổ Nhĩ Kỳ được sử dụng để bắn phá căn cứ không quân Hmeimim ở Syria.

Bi MiG-29 tan cong, Tho Nhi Ky tuc gian dieu phao T-122 Sakarya tra dua-Hinh-7Chuẩn đô đốc Alexander Shcherbitsky, giám đốc Trung tâm hòa giải các bên tham chiến của Nga tại Syria cho biết, vụ tấn công được thực hiện bởi các tay súng đối lập.

Bi MiG-29 tan cong, Tho Nhi Ky tuc gian dieu phao T-122 Sakarya tra dua-Hinh-8Tuy nhiên hệ thống MLRS chắc chắn phải được Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp và nếu thiếu sự cho phép của Ankara thì các tay súng thánh chiến không thể dùng vũ khí này để tấn công trực tiếp căn cứ quân sự Nga.

Bi MiG-29 tan cong, Tho Nhi Ky tuc gian dieu phao T-122 Sakarya tra dua-Hinh-8Tuy nhiên hệ thống MLRS chắc chắn phải được Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp và nếu thiếu sự cho phép của Ankara thì các tay súng thánh chiến không thể dùng vũ khí này để tấn công trực tiếp căn cứ quân sự Nga.

Bi MiG-29 tan cong, Tho Nhi Ky tuc gian dieu phao T-122 Sakarya tra dua-Hinh-10Hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) T-122 Sakarya là một biến thể của BM-21 Grad do Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu chế tạo. Nguyên mẫu T-122 ra mắt vào năm 1995 và quá trình sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 1997.

Bi MiG-29 tan cong, Tho Nhi Ky tuc gian dieu phao T-122 Sakarya tra dua-Hinh-11Kết cấu giàn phóng của T-122 gồm 2 container với tổng số 20 ống phóng rocket cỡ 122 mm, được điều khiển bằng thủy lực, Sakarya bắn tên lửa do MKEK và Roketsan phát triển và sản xuất.

Bi MiG-29 tan cong, Tho Nhi Ky tuc gian dieu phao T-122 Sakarya tra dua-Hinh-12

T-122 Sakarya MLRS được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, tự động tính toán dữ liệu bắn tự động cho các tên lửa có đầu đạn khác nhau, nó có thể lưu trữ tới 20 địa điểm mục tiêu.

Bi MiG-29 tan cong, Tho Nhi Ky tuc gian dieu phao T-122 Sakarya tra dua-Hinh-13Kíp chiến đấu của tổ hợp T-122 gồm 5 người, thời gian chuẩn bị phương tiện phóng để khai hỏa chỉ yêu cầu vài phút. Trong trường hợp khẩn cấp, xe phóng có thể được vận hành bởi một đội gồm 3 người.

Bi MiG-29 tan cong, Tho Nhi Ky tuc gian dieu phao T-122 Sakarya tra dua-Hinh-14Biên chế tiêu chuẩn của một khẩu đội pháo phản lực phóng loạt T-122 Sakarya bao gồm 6 xe phóng và 1 xe chỉ huy, tuy nhiên mỗi xe phóng đều có thể hoạt động độc lập.

Bi MiG-29 tan cong, Tho Nhi Ky tuc gian dieu phao T-122 Sakarya tra dua-Hinh-15Hệ thống MLRS T-122 Sakarya này dĩ nhiên cũng tương thích đạn rocket tiêu chuẩn cỡ 122 mm của BM-21 Grad và các tổ hợp tương tự.

Bi MiG-29 tan cong, Tho Nhi Ky tuc gian dieu phao T-122 Sakarya tra dua-Hinh-16Có nhiều loại đầu đạn cho các mục đích khác nhau, tầm bắn xa nhất lên tới 40 km với đạn tăng tầm có điều khiển, đây thực sự là một vũ khí rất đáng sợ.

Theo Kiến thức