Bất kỳ vị trí mụn nào trên mặt cũng là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn

Nghe đọc bài

Mụn ở vùng trán

Mụn xuất hiện ở vùng trán thường đến từ việc để tóc mái hoặc do vệ sinh vùng da này không sạch. Bên cạnh đó, nếu mụn mọc đột ngột tại vùng da trán với mức độ dày đặc thì đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị các bệnh về đường tiêu hóa, nhất là các cơ quan như ruột già và bàng quang. Người bị mụn trên trán thường có hệ tiêu hóa kém và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tới gặp bác sĩ để có kết luận chính xác nhất. Nếu chính xác, bạn nên chú ý chế độ ăn uống, lựa chọn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (cà chua, quả anh đào, táo, chanh, trà xanh…) để điều trị vấn đề về tiêu hóa, hỗ trợ hết mụn.

 

Mụn mọc quanh lông mày

Đây là một trong những vị trí mụn khá nguy hiểm mà bạn không được chủ quan. Bởi, gan chính là cơ quan lọc thải chính của cơ thể, nếu bộ phận này gặp vấn đề thì những vị trí khác cũng bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống với nhiều chất béo, dầu mỡ… Ngoài ra, hút thuốc cũng là nguyên nhân khiến gan bị tích tụ độc tố.

Bởi vậy, nếu mọc mụn ở quanh long mày thì bạn cần thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thay vì ăn đồ dầu mỡ hãy ăn rau xanh. Uống các loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin C để loại bỏ độc tố ra cơ thể.

Mụn ở gần chân tóc

Khi mụn xuất hiện gần ở khu vực tóc hay tóc mai, điều đó có nghĩa những nốt mụn này có thể liên quan đến sản phẩm bạn đang sử dụng cho tóc như dầu gội, gel vuốt – xịt tóc. Chính vì thế, hãy ngưng sử dụng những sản phẩm trên hoặc hạn chế tối đa chúng để có thể bảo vệ làn da khỏi những thành phần gây hại.

 

Mụn mọc ở huyệt thái dương

Vị trí mọc mụn này chứng tỏ túi mật của bạn đang gặp phải vấn đề, chẳng hạn như dịch mật tiết không đủ.

Nguyên nhân là do bạn ăn nhiều thực phẩm đã chế biến sẵn, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ,…khiến cho túi mật hoạt động quá nhiều và hình thành nên mụn.

Ăn nhiều thức ăn chứa vitamin và các khoáng chất, loại bỏ bớt các chất béo ra khỏi phần ăn để giúp túi mật không hoạt động quá công suất.

Mụn vùng má

Theo Đông y cũng có sự khác biệt giữa má trái và má phải.

  • Mụn ở má trái: có thể báo hiệu chức năng gan mật không tốt. Bởi theo định nghĩa trong đông y thì má trái được kết nối với gan. Nói theo cách dân gian thì bạn đang “nóng trong người”. Vì vậy, cần “làm mát” cơ thể với những thực phẩm có tính hàn như bí đao, dưa chuột, khổ qua…  Tránh uống rượu bia.
  • Mụn ở má phải: Má phải thì được cho là có liên hệ trực tiếp với phổi. Do đó, bạn nên tập thể dục, yoga, aerobic buổi sáng sớm để tăng cường lưu thông, trao đổi khí ở phổi. Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều đường cũng khiến cho má phải nổi nhiều mụn. Do đó, hãy chú ý tránh xa những món ăn vặt, đồ ngọt, thức ăn nhanh…

Ngoài ra, mụn ở má có thể đơn thuần là do điện thoại, khẩu trang hoặc tay bẩn tiếp xúc với mặt. Bất cứ thứ gì chạm vào mặt bạn một lúc lâu cũng có thể truyền các chất bẩn gây tắc lỗ chân lông hay vi khuẩn tới da. Vì vậy, hãy làm sạch khẩu trang của bạn thường xuyên và từ bỏ thói quen đưa tay lên mặt.

 

Mụn ở mũi

Đừng ngạc nhiên khi biết rằng mũi được kết nối với phổi và tim của bạn. Những nốt mụn ở vùng mũi cho biết rằng, bạn đang ăn quá nhiều thực phẩm cay, thịt và muối. Điều này dẫn đến những căn bệnh về rối loạn dạ dày, chứng khó tiêu hay tuần hoàn máu kém.

Hãy thay đổi chế độ dinh dưỡng bằng các loại trái cây, rau quả, các loại hạt, các loại cá có nhiều chất béo tốt như omega – 3. Bên cạnh đó, bạn nên kiểm tra huyết áp và tăng cường bổ sung vitamin B có thể giúp làm biến mất những nốt mụn vùng này.

Nổi mụn ở cằm

Khi vùng cằm xuất hiện nhiều nốt mụn to và cứng phải đặc biệt chú ý, vì điều đó biểu hiện buồng trứng hoặc tử cung… của hệ sinh sản có vấn đề.

Tuy nhiên, nếu mụn chỉ xuất hiện định kỳ hàng tháng vào ngày trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt là do nội tiết và hormone, chứ không phải do tình trạng sức khỏe của bạn có vấn đề.

Lời khuyên: không ăn thực phẩm cay nóng, mỡ, đồ quá ngọt, chất kích thích.

Mụn mọc xuất hiện ở rìa xung quanh khuôn mặt

Nguyên nhân khiến mụn xuất hiện ở những vùng da này có thể do nội tiết tố hoặc do tác động của mỹ phẩm bạn đang dùng. Nếu chắc chắn không phải do vấn đề nội tiết tố, hãy thử thay đổi các sản phẩm chăm sóc da vài tuần, kết hợp nhiều sản phẩm tự nhiên hơn để quan sát những biến đổi tích cực hay tiêu cực từ làn da. Nếu quá khó khăn, hãy nhờ tới sự can thiệp của các bác sĩ da liễu.

 

Mụn ở xung quanh mắt

Vị trí mụn xuất hiện xung quanh mắt thường hiếm gặp, thường rơi vào tình trạng dị ứng mỹ phẩm là nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn mối hiểm nguy mà không ai biết chính là căn bệnh suy thận hoặc thận có ván đề sẽ gây nổi mụn vùng mắt.

Mụn mọc ở quanh môi

Những nốt mụn mọc ở quanh môi có thể là do bao tử của bạn làm việc quá tải, thường xuyên bị nóng trong người, tiêu hóa kém,..

Lời khuyên là bạn nên ăn uống hợp lý, không ăn quá no, nên ăn nhiều sữa chua hoặc đồ uống có men để tăng cường vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa.

Mụn vùng quai hàm

Mụn vùng quai hàm có thể do dị ứng mỹ phẩm: kem dưỡng ẩm, kem cạo râu,… hoặc từ dây đeo của mũ bảo hiểm không được vệ sinh tốt. Ngoài ra mụn vùng quai hàm có phản ánh tình trạng rối loạn hormone trong cơ thể hoặc do hội chứng buồng trứng đa nang.

 

Mọc mụn ở trong tai, vành tai

Xét theo face mapping thì tai là phân vùng đại diện cho thận. Vì thế, nếu bất chợt nổi u nhọt sưng tấy trong tai có nghĩa là chức năng bài tiết, thải độc của thận đang gặp vấn đề.

Uống ít nước là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng này. Hoạt động của thận bị ảnh hưởng dẫn đến cơ thể không thải độc và bài tiết tốt, chính điều đó khiến mụn phát sinh ở lỗ tai, vành tai.

Theo Sức khỏe