6 sai lầm khi chế biến tỏi dễ rước họa vào thân

Nấu chín tỏi: Nhiều người thường có thói quen nấu chín tỏi trước khi sử dụng. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến các hoạt tính của tỏi là allicin sẽ bị phá huỷ, khi đó tỏi chỉ còn mùi mà không còn tác dụng tốt cho sức khoẻ.

Chất Allicin là một trong những hợp chất có chứa lưu huỳnh được tìm thấy trong tỏi giúp hạ lipid máu, chống đông máu, chống tăng huyết áp, chống ung thư, chống oxy hóa và tác dụng chống vi khuẩn.

Không ăn tỏi khi đang bị đi tả: Với các đối tượng đang trong thời gian mắc bệnh tả, tỏi là thực phẩm nên tránh xa. Nguyên nhân là bởi allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.

Ăn tỏi già và để lâu: Tỏi tươi thường có một lá xanh bên trong và chúng sẽ phát huy được tối đa tác dụng hơn tỏi già. Tuy nhiên, khi mua bạn cũng đừng chọn tỏi quá non vì sẽ không đạt được hiệu quả cao.

Ăn tỏi khi đang uống thuốc: Những người đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS… người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.

6 sai lầm khi chế biến tỏi dễ rước họa vào thân - 3

Bạn không nên ăn tỏi khi đang đói bụng (Ảnh minh họa)

Ăn tỏi khi đói bụng: Một số nghiên cứu cho thấy việc ăn quá nhiều tỏi sống đặc biệt là khi bụng đói có thể gây buồn nôn, đầy hơi và ảnh hưởng tới đường ruột.

Không ăn tỏi với thực phẩm kiêng kỵ:

Những loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn với tỏi bao gồm: Thịt gà, trứng, cá trắm, thịt chó. Tỏi kết hợp với thịt gà sẽ dẫn tới kiết lỵ, ăn cùng trứng sẽ tạo thành chất độc.

Tương tự như vậy, cá trắm nấu cùng tỏi khi ăn sẽ dễ dẫn tới tình trạng chướng bụng. Tỏi ăn cùng thịt chó sẽ bị chứng khó tiêu.

Một số công dụng tuyệt vời của tỏi:

Giúp tăng cường trí nhớ: Sử dụng tỏi thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ của mình. Bởi vì hàm lượng Allicin có trong tỏi giúp người bệnh ngăn ngừa được nguy cơ thoái hóa hệ thần kinh trung ương và mắc bệnh Alzheimer (suy giảm trí nhớ), một căn bệnh phổ biến và thường gặp ở người lớn tuổi.

Phòng ngừa và chữa trị cảm cúm: Trong tỏi có chứa hợp chất sulfur, đây là hợp chất rất tốt trong việc kháng khuẩn và tiêu viêm. Vì thế, ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa cảm cúm và những bệnh do vi khuẩn, virus gây nên.

Chống lại các bệnh về răng miệng: Các hoạt chất chống viêm và oxy hóa điển hình như hợp chất Allicin trong tỏi sống được cho là có khả năng tiêu diệt vi khuẩn tích tụ trên răng và lợi. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ viêm lợi, sâu răng, nhiệt miệng và chảy máu chân răng.

Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Thường xuyên sử dụng tỏi giúp cơ thể ngăn ngừa tình trạng rối loạn chuyển hóa các chất, đây là một trong những yếu tố dẫn đến bệnh tiểu đường hiện nay. Nhờ vậy mà lượng đường trong máu và các chất béo trung tính được giữ ở mức ổn định.

Cải thiện thị lực: Tỏi có chứa vitamin A rất tốt cho mắt, ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp mắt tiết dịch nhầy để bảo vệ mắt chống lại các vi khuẩn đe dọa phần giác mạc của bạn.