6 nguyên nhân khiến nước tiểu đục màu tuyệt đối không được chủ quan

Nghe đọc bài

Có một thói quen khá tốt nhưng không phải ai cũng làm, đó là xem màu nước tiểu của mình trước khi bấm nút xả nước. Mặc dù nước tiểu của mọi người trông khác nhau, nhưng nó phải có phổ màu vàng, lý tưởng là màu vàng nhạt và khá trong. Điều đó có nghĩa là thận của bạn đang hoạt động bình thường.

Nhưng nếu nước tiểu có màu đục hoặc đục hơn bình thường một chút, rất có thể bạn đang gặp vấn đề gì đó về sức khỏe.

6 nguyen nhan khien nuoc tieu duc mau tuyet doi khong duoc chu quan
Hãy tập thói quen nhìn màu nước tiểu trước khi bấm nút xả nước – (Ảnh minh họa).

Các bác sĩ về tiết niệu đã chỉ ra 6 nguyên nhân khiến nước tiểu đục dưới đây và mỗi người nên tham khảo để biết cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân:

1. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Các bác sĩ cho biết, nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) thường là nguyên nhân chính dẫn đến nước tiểu đục.

Nếu bạn đang bị nhiễm trùng đường tiểu, nó có thể dẫn đến các triệu chứng khác như nóng rát hoặc đau khi đi tiểu, hoặc đi tiểu thường xuyên hơn bình thường.

Các bác sĩ  chẩn đoán nhiễm trùng tiểu thông qua việc kiểm tra mẫu nước tiểu và những bệnh nhiễm trùng này thường được loại bỏ bằng một đợt thuốc kháng sinh.

2. Mất nước

Các bác sĩ tiết niệu cũng cho biết, không uống đủ nước cũng có thể dẫn đến nước tiểu đục màu. Một yếu tố khác giúp bạn nhận ra rằng bạn đang uống không đủ nước là màu sắc của nước tiểu.

Nếu cơ thể bị mất nước, nước tiểu của bạn sẽ sẫm màu hơn một chút so với bình thường. Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách tăng thêm lượng nước nạp vào cơ thể.

3. Sỏi thận

Các bác sĩ cho biết, những vấn đề về thận cần được kiểm tra nếu bạn đột nhiên nhận thấy nước tiểu đục hơn bình thường. Nước tiểu có mùi hôi và nước tiểu đục đều là dấu hiệu của sỏi thận

Các triệu chứng khác của sỏi thận bao gồm đau lưng hoặc đau bên hông, ớn lạnh, sốt, tiểu ra máu, nóng rát khi đi tiểu và nôn mửa. Khi có các dấu hiệu này, tốt nhất là nên đi khám để có kết quả chính xác và hướng điều trị kịp thời.

4. Nhiễm khuẩn Chlamydia

Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) phổ biến, có thể lây nhiễm cho cả nam và nữ. Bệnh gây ra các tổn thương vĩnh viễn, nghiêm trọng đến cơ quan sinh sản của phụ nữ, làm cho phụ nữ khó hoặc không thể mang thai về sau. Thậm chí chlamydia cũng có thể gây ra hiện tượng mang thai ngoài tử cung.

Nếu bạn nhận thấy nước tiểu của mình trông có màu đục, có thể là do vi khuẩn chlamydia gây ra. Ngoài nước tiểu đục, chlamydia cũng làm cho cơ thể bạn tiết dịch bất thường, đau khi đi tiểu, ngứa bộ phận sinh dục, sốt và các triệu chứng khác. Hãy đến gặp bác sĩ khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng này.

5. Viêm nhiễm

Tình trạng viêm nhiễm cũng khiến nước tiểu của bạn có màu đục. Cụ thể, viêm bàng quang là thuật ngữ chuyên môn chỉ tình trạng viêm nhiễm khiến nước tiểu có màu đục.

Các triệu chứng khác của viêm bàng quang bao gồm nước tiểu sẫm màu hoặc có mùi hôi, nóng rát hoặc đau khi bạn đi tiểu và phải đi tiểu thường xuyên hơn bình thường. Viêm bang quang khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu và bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để có tư vấn hợp lý.

6. Chất nhầy

Nếu có chất nhầy trong nước tiểu, nó có thể làm cho nước tiểu của bạn có màu đục. Các bác sĩ cho biết, một số chất nhầy trong nước tiểu là bình thường, tuy nhiên, quá nhiều chất nhầy có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang có vấn đề.

Bạn nên đi xét nghiệm nước tiểu để bác sĩ xác định xem lượng chất nhầy trong nước tiểu có bình thường hay không. Bởi chất nhầy trong nước tiểu đôi khi có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm ung thư bàng quang và hội chứng bồn chồn khó chịu (IBS).

Bạn nên làm gì khi bắt đầu nhận thấy nước tiểu có màu đục?

Hiện tượng nước tiểu đục tự nhiên không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu nhận thấy các triệu chứng khác ngoài nước tiểu đục, chẳng hạn như nóng rát, đi vệ sinh thường xuyên và đau, đó cũng có thể là triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu, là nguyên nhân số một gây ra nước tiểu đục. Khi đó bạn cần được kiểm tra mẫu nước tiểu và điều trị bằng kháng sinh.

Còn nếu các triệu chứng khác nghiêm trọng hơn phát sinh, chẳng hạn như có máu trong nước tiểu thì đừng chần chừ nữa, hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức.

Theo Sức khỏe