4 điều cấm kỵ khi uống sữa mà nhiều người mắc phải, nhẹ thì dẫn đến rối loạn tiêu hóa, nặng có thể gây ung thư

Thời điểm uống sữa rất quan trọng, bởi vì nó quyết định tác dụng và mức độ hấp thụ chất dinh dưỡng trong sữa. Theo các chuyên gia, lúc tốt nhất để uống sữa trong ngày là nửa tiếng trước khi đi ngủ. Đây là khi cơ thể tổng hợp tryptophan tốt nhất nên hấp thụ tốt hơn, nó cũng giúp bạn đánh bay những mệt mỏi về thể chất sau ngày dài, dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn.

Còn nếu bạn muốn làm ấm cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa và thư giãn đầu óc thì hãy uống 1 ly sữa sau khi ăn sáng. Hay uống 1 chút sữa sau khi ăn bữa trưa cũng là 1 ý kiến không tồi, nó giúp bạn bớt mệt mỏi và sốc lại tinh thần cho buổi chiều làm việc hiệu quả.

Tuy nhiên, có 4 điều cấm kỵ khi uống sữa mà rất nhiều người đang mắc phải, hy vọng bạn không nằm trong số đó hoặc sẽ sớm thay đổi, đó là:

1. Uống sữa khi bụng đói

Không ít người, đặc biệt là người trẻ bận rộn hoặc đang giảm cân thường uống 1 ly sữa thay cho bữa sáng, bữa tối hoặc uống sữa khi chưa ăn gì.

Khoa học đã chứng minh uống sữa khi bụng đói dễ gây tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ do dịch vị dạ dày tiết ra sẽ đào thải nhanh canxi xuống ruột, bài tiết ra bên ngoài. Khi bụng đói, axit dịch vị tiết ra nhiều, dịch vị dạ dày gặp casein trong sữa sẽ kết tủa, gây rối loạn tiêu hóa.

Mặt khác, uống sữa trong khi bụng rỗng sẽ tạo cảm giác “giả no”, khiến cho bạn không muốn ăn tiếp hoặc ăn không ngon miệng, dạ dày rơi vào trạng thái trống rỗng, dễ sinh bệnh. Chưa kể 1 số người tiêu hóa kém có thể bị đau bụng, thậm chí là ngộ độc nếu uống sữa với chiếc bụng rỗng.

2. Uống thuốc chung với sữa

Thực chất việc dùng sữa để thay thế nước khi uống thuốc hay uống sữa trước hoặc sau khi uống thuốc 1 thời gian ngắn có tác hại như nhau.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, điều này tạo một lớp màng bao phủ bên ngoài viên thuốc, ion canxi và ion magie trong sữa sẽ gây ra phản ứng hóa học tạo thành chất không tan trong nước, làm giảm hiệu quả của thuốc và gây nguy hại đến cơ thể.

Vì vậy tốt nhất là không bao giờ uống thuốc với sữa và tránh xa sữa trong khoảng thời gian 1 – 2 tiếng trước hoặc sau khi uống bất kỳ loại thuốc gì.

3. Đun sôi sữa

Sau khi mua sữa về, có 1 số người thường có thói quen đun lại sữa đến mức sôi với mục đích khử trùng cho yên tâm. Trên thực tế làm điều này là sai, bởi khi đun sôi làm cho thành phần lactose bên trong sữa tạo ra hiện tượng thay đổi chất và những chất này rất dễ gây ra ung thư.

4 điều cấm kỵ khi uống sữa mà nhiều người mắc phải, nhẹ thì dẫn đến rối loạn tiêu hóa, nặng có thể gây ung thư - Ảnh 2.

Ngoài ra, sau khi đun sôi, chất canxi trong sữa cũng sẽ xảy ra hiện tượng phosphate lắng sâu, khó khăn trong việc hấp thụ và tiêu hóa. Chỉ nên hâm nóng vừa phải ở 30 – 40 độ C, tốt nhất là hâm cách thủy hoặc ủ bằng nước ấm chứ không đun trực tiếp.

4. Các loại thực phẩm không nên ăn cùng sữa

Có 4 loại thực phẩm thường được ăn chung hoặc bỏ vào sữa như 1 thói quen mà không hề biết có hại với sức khỏe, đó là:

– Cam: loại quả này chứa axit lactic tạo nên phản ứng với sữa, gây ra tiêu chảy, ói mửa và mất đi hoàn toàn dưỡng chất của sữa. Tuyệt đối không ăn cam sau khi uống sữa ít nhất 1 tiếng đồng hồ.

– Chuối: ăn chuối chung với sữa, đặc biệt là khi đói sẽ gây ra tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, cảm lạnh, nghẹt mũi. Nên ăn chúng riêng biệt và cách nhau ít nhất 30 phút.

– Sôcôla: sữa rất giàu protein trong khi sôcôla chứa axit oxalic, kết hợp sẽ phản ứng với nhau tạo thành hợp chất calcium oxalate. Chúng ảnh hưởng lớn tới việc hấp thụ canxi gây nên việc tiêu chảy, táo bón và cả chậm phát triển ở trẻ nhỏ.

4 điều cấm kỵ khi uống sữa mà nhiều người mắc phải, nhẹ thì dẫn đến rối loạn tiêu hóa, nặng có thể gây ung thư - Ảnh 3.

– Trứng: không ít người nghĩ bữa sáng với trứng ốp la và 1 ly sữa ấm là thực đơn tuyệt vời, nhưng thực chất chúng không nên ăn cùng nhau. Sữa chứa nhiều lactose, trứng lại giàu protein, khi kết hợp cùng lúc sẽ gây ra khó hấp thụ lactose, giảm mùi vị và dinh dưỡng của cả 2, gây ra các phản ứng tiêu cực về tiêu hóa.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng bạn không nên để sữa dưới ánh nắng mặt trời hay bảo quản bằng cách làm đông hoặc ở nhiệt độ quá thấp. Việc này khiến nhiều thành phần trong sữa biến đổi, không chỉ giảm mùi vị mà còn có thể phản tác dụng, gây hại tới sức khỏe.

Ngoài ra, quan điểm của y học cổ truyền cho rằng phụ nữ không nên uống sữa hàng ngày, nhất là vào thời kỳ kinh nguyệt. Bởi vì sữa có tính hàn, uống quá nhiều làm tăng độ ẩm trong cơ thể, không có lợi cho dương khí của phụ nữ. Thậm chí, nó còn có thể làm nặng thêm tình trạng đau bụng kinh và kéo dài thời gian hành kinh.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, Woman.tvbs, Eat This