38 bí kíp sinh tồn có thể tự cứu mạng bạn mỗi khi “ngàn cân treo sợi tóc”

Việc trang bị những kiến thức sinh tồn này sẽ giúp bạn sống sót mỗi khi lâm vào hoàn cảnh hoạn nạn.

Những bí kíp sinh tồn bạn cần biết

  • 1. Thoát khỏi dòng nước xiết ở bờ biển
  • 2. Trốn chạy khỏi cá sấu truy đuổi
  • 3. Bị sứa “tấn công” phải làm gì để không bị buốt
  • 4. Khát khô cổ nhưng nơi đó chỉ có tuyết cũng tuyệt đối không ăn
  • 5. Dập tắt 1 chiếc chảo đang cháy
  • 6. Khi bị 1 vết cắt quá sâu
  • 7. Nước biển đột ngột rút mất
  • 8. Đập vỡ kính xe trong trường hợp khẩn cấp
  • 9. Ngửi thấy “mùi lạ” trong phòng
  • 10. Khi phải chạm mặt một con gấu
  • 11. Bị tấn công ngoài đường
  • 12. Rơi xuống nước lạnh
  • 13. Gặp động đất
  • 14. Khi ở trong thang máy đang rơi
  • 15. Khi bị tấn công từ phía sau
  • 16. Khi ngã xuống vực
  • 17. Đường an toàn khi có hỏa hoạn
  • 18. Rơi xuống hồ băng
  • 19. Tránh bị sét đánh giữa đồng trống
  • 20. Phải làm gì khi thấy xoáy nước giữa biển?
  • 21. Sống sót giữa đám đông kích động
  • 22. Tình huống bị chôn sống
  • 23. Bị trăn anaconda tấn công
  • 24. Nếu không may rơi xuống sông chảy xiết
  • 25. Khi bị sói tấn công
  • 26. Khi xe bị treo trên vách đá
  • 27. Khi bị cướp xe
  • 28. Khi bị cá mập tấn công
  • 29. Bị nhốt trong thùng xe
  • 30. Dùng quần dài để tạo thành phao cứu sinh
  • 31. Biến túi nylon thành dây buộc
  • 32. Cách phá cửa khi cần thiết
  • 33.  Trong một trận bão cát: Hãy chờ đợi
  • 34.  Nơi phù hợp để trú ẩn khi có lốc xoáy
  • 35. Nếu kẹt trong một trận cháy rừng: Hãy xuống vùng đất thấp
  • 36. Khi kẹt trong vùng lũ: Đừng bước xuống nước sâu hơn 15 – 20cm
  • 37. Nhảy xuống nước cũng cần đúng cách
  • 38. Cách để biến nước muối thành nước uống được

Chúng ta biết rằng trong cuộc sống, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, đe dọa đến tính mạng con người.

Chính vì thế việc chuẩn bị cho mình những quy tắc để ứng cứu trong tình huống “ngàn cân treo sợi tóc” là vô cùng cần thiết.

Nằm lòng ngay những bí kíp sinh tồn này bởi bạn có thể phải sử dụng tới chúng.

1. Thoát khỏi dòng nước xiết ở bờ biển

Đừng bơi thẳng vào bờ mà hãy bơi theo đường chéo hoặc song song với bờ để thoát khỏi dòng nước.

Khi bơi trên biển, chúng ta có thể phải đối mặt với 1 hiện tượng nguy hiểm có tên gọi là “rip current” (dòng chảy xa bờ). Nó có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, cuốn bạn vào dòng nước và lôi ra xa.

Theo bản năng, bạn sẽ cố gắng bơi lên bờ càng nhanh càng tốt, nhưng điều này sẽ khiến nước cuốn bạn trôi nhanh hơn mà thôi.

Vì thế, nếu bị cuốn vào dòng nước này, đừng bơi thẳng vào bờ mà hãy bơi theo đường chéo hoặc song song với bờ để thoát khỏi dòng nước.

Dòng nước này không quá rộng, bạn hoàn toàn có thể bơi khỏi nó và tự giải cứu cho mình.

2. Trốn chạy khỏi cá sấu truy đuổi

Hãy chạy theo đường zic zắc để trốn thoát.

Khi di chuyển theo đường thẳng, cá sấu có thể chạy nhanh hơn con người. Tuy nhiên, do chân ngắn và thân dài, chúng rất vụng về khi phải rẽ ngoặt ở đâu đó. Đây là lý do tại sao chúng sẽ không đuổi bắt con mồi thường xuyên di chuyển khỏi tầm mắt của chúng.

Do đó, nếu bị một con cá sấu đuổi theo, bạn hãy chạy theo đường zic zắc để trốn thoát. Nhưng tốt nhất, bạn nên tránh xa những vùng nước nơi có cá sấu ra là hơn cả.

3. Bị sứa “tấn công” phải làm gì để không bị buốt

Rửa sạch vết thương bằng nước muối.

Bị sứa “chích”, làn da, cơ thể nạn nhân sẽ có phản ứng khá mạnh như dị ứng, sốc thần kinh có thể bị nhiễm độc mạnh. Vậy nên khi không may bị sứa “tấn công”, bạn hãy:

  • Làm sạch vết thương và loại bỏ phần còn lại của xúc tu sứa. Để tránh bị tổn thương ở tay, bạn nên đeo găng tay, tránh để tay trần chạm vào xúc tu sứa.
  • Rửa sạch vết thương bằng nước muối, chú ý không dùng nước ngọt bởi chúng có thể kích hoạt các tế bào ngấm sâu hơn.
  • Để loại bỏ độc tố, bạn hãy dùng giấm táo, hoặc rượu bôi lên vết thương rồi tới gặp bác sĩ để được tư vấn, trợ giúp. Bạn cũng đừng quên uống nhiều nước trong lúc này nhé!

4. Khát khô cổ nhưng nơi đó chỉ có tuyết cũng tuyệt đối không ăn

Trong trường hợp bần cùng bất đắc dĩ, hãy chờ tuyết tan chảy rồi hãy lấy nước uống.

Một số người nghĩ rằng, tuyết cũng là nước đóng băng nên khi khát quá thì ăn tạm tuyết cũng được. Nhưng khi gặp tình huống nguy kịch, bạn không nên làm điều này.

Đây không còn nằm ở vấn đề là tuyết lạnh có thể khiến bạn bị viêm họng nữa mà chúng sẽ làm lạnh cơ thể bạn. Lúc này, cơ thể sẽ phải tiêu tốn thêm năng lượng để giữ ấm. Trong trường hợp bần cùng bất đắc dĩ, hãy chờ tuyết tan chảy rồi hãy lấy nước uống.

5. Dập tắt 1 chiếc chảo đang cháy

Dùng 1 tấm vải cotton lớn hoặc dùng hỗn hợp muối ăn, nước, muối amoniac để dập lửa.

Khi dầu trong chảo quá nóng, mà đầu bếp không để ý khiến lửa bắt vào chảo. Lúc này nhiều người sẽ nghĩ lấy nước đổ vào để dập lửa phải không?

Nhưng đây là điều tối kị đấy! Bởi đổ nước vào chảo dầu sẽ khiến ngọn lửa bùng cháy mạnh hơn, dầu sẽ bắn tung tóe khắp nơi.

Nếu ngọn lửa nhỏ, bạn có thể bỏ chút baking soda vào chảo, nó sẽ hấp thụ oxy. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất là bạn nên dùng 1 tấm vải cotton lớn hoặc dùng hỗn hợp muối ăn, nước, muối amoniac để dập lửa.

Muối ăn có tác dụng hấp thụ nhiệt và cách ly sự tiếp xúc của đám cháy với oxy trong không khí. Đồng thời, muối amoni cũng sản sinh ra CO2 nên sẽ dập được đám cháy rất nhanh chóng.

6. Khi bị 1 vết cắt quá sâu

Đừng chạm vào vết thương mà hãy nhanh chóng tới bệnh viện.

Bạn cho rằng khi bị cứa vào tay, hãy nhanh chóng lấy mảnh vỡ ra và làm lành vết thương? Điều đó đúng với vết thương nhỏ, nhưng với vết thương sâu, bạn không nên tự mình loại bỏ vết thương bởi nó chỉ làm bạn mất nhiều máu và làm vết thương nặng hơn mà thôi.

Tốt nhất là bạn đừng chạm vào vết thương mà hãy nhanh chóng tới bệnh viện hoặc gọi xe cứu thương tới trợ giúp nhé.

7. Nước biển đột ngột rút mất

Nếu nước biển đột nhiên rút xa bờ một cách bất thường, đó là dấu hiệu của sóng thần

Nếu nước biển đột nhiên rút xa bờ một cách bất thường, đó là dấu hiệu của sóng thần. Nếu nhận thấy điểm này, hãy nhanh chóng hô hoán, kêu gọi mọi người chạy trốn thật nhanh.

Năm 2004, dấu hiệu này đã từng xảy ra tại một bờ biển thuộc Ấn Độ Dương nhưng không ai để ý. Khi thấy nước biển rút, mọi người hân hoan đi bắt cá, nhặt trai sò. Dù vậy, may mắn là ở bãi biển khi đó có 2 người từng biết đến hiện tượng này: một bé gái 10 tuổi người Anh tên Tilly Smith, và một giáo viên sinh học ten John Chroston. Nhờ họ, rất nhiều sinh mạng đã được cứu vào ngày hôm đó.

8. Đập vỡ kính xe trong trường hợp khẩn cấp

Nhắm thật lực vào một điểm phía rìa cửa kính và đâm vào

Trong tình huống buộc phải phá vỡ kính ô tô để ra ngoài, bạn cần phải chuẩn bị một vật có tiết diện nhỏ – như tua-vít, hoặc chí ít cũng là một cây bút. Nhắm thật lực vào một điểm phía rìa cửa kính và đâm vào, tránh đâm vào chính giữa vì đó là nơi có kết cấu vững nhất.

9. Ngửi thấy “mùi lạ” trong phòng

Nếu một ngày bạn thấy trong phòng có mùi khai, mùi cá chết hoặc một mùi lạ nào đó mà không thể tìm ra nguồn, đó là dấu hiệu cho thấy dây điện ở đâu đó đang bị nóng chảy.

Đây là một tình huống nguy hiểm, có thể dẫn đến cháy nổ bất kỳ lúc nào. Lựa chọn tốt nhất cho bạn là kéo cầu dao ngắt điện cho đến khi tìm ra nguyên nhân.

10. Khi phải chạm mặt một con gấu

Nếu gặp gấu, hãy chạy đến núp sau ô tô hoặc một cái cây.

Đừng thấy mấy con gấu trong sở thú có vẻ ngoài “ù lì” mà nhầm. Là động vật hoang dã, gấu sở hữu cho mình một bản năng săn mồi hết sức ấn tượng, và bạn sẽ chẳng bao giờ muốn chạm mặt chúng ở ngoài tự nhiên đâu.

Nhưng nếu một ngày tình huống ấy xảy ra, hãy nhớ rằng điểm yếu của gấu là khả năng giữ thăng bằng. Chúng có thể chạy rất nhanh, tát cực mạnh, nhưng để xoay chuyển chạy thành vòng tròn thì rất khó.

Vậy nên nếu gặp gấu, hãy chạy đến núp sau ô tô hoặc một cái cây. Sau một thời gian đuổi bắt không thành, con gấu sẽ chán nản mà từ bỏ bạn thôi.

Ngoài ra nếu con gấu chưa tấn công, hãy đứng im đừng cử động, rồi bước lùi một cách chậm rãi. Thông thường gấu rất ít khi tấn công con người, vậy nên hãy cho nó… cơ hội nhận ra bạn là ai.

11. Bị tấn công ngoài đường

Bị tấn công ngoài đường

Việc bị tấn công bất ngờ trên đường, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải dù là nam giới hay phụ nữ. Vậy trong tình huống ấy, bạn phải làm gì?

Đầu tiên là phải tránh tình huống ấy hết sức có thể. Khi di chuyển ở những khu vực có rủi ro nguy hiểm (đường vắng, thiếu ánh sáng…), hãy đảm bảo bản thân luôn cảnh giác. Tuyệt đối không nghe nhạc hoặc dùng điện thoại vào lúc này.

Trong trường hợp bị tấn công, đừng tìm cách chống trả mà tìm kiếm đường thoát thân ngay, đặc biệt là khi đối phương có vũ khí. Trong lúc chạy hãy hét lên thật to, càng gây nhiều chú ý càng tốt để kêu gọi sự giúp đỡ của người xung quanh. Chỉ tránh manh động khi bị dồn vào chân tường, hoặc khi kẻ địch có súng.

Tuy nhiên vào lúc này, bạn cũng không được phép buông xuôi. Nếu đối phương tấn công và gây tổn hại đến thân thể bạn, hãy tìm cách đánh trả vào điểm yếu của hắn – mắt, cổ họng, hạ bộ… Cào cấu, cắn, thậm chí giật tóc hắn cũng là một cách tự vệ chấp nhận được trong trường hợp này.

Ngoài ra, có thể nhắm vào đầu gối, mắt cá chân… Như vậy, đối phương sẽ không thể đuổi theo nữa và giúp bạn tăng khả năng trốn chạy.

12. Rơi xuống nước lạnh

Rơi xuống nước lạnh

Đừng nghĩ tình huống này sẽ không xảy ra với bạn, tỉ lệ tàu thuyền, máy bay gặp nạn vẫn có tồn tại. Và khi sống sót sau một vụ tai nạn, bạn có thể đối mặt với việc rơi xuống một vùng nước có nhiệt độ siêu lạnh, nhất là trong tiết trời mùa đông.

Trong tai nạn chìm tàu Titanic, hầu hết các nạn nhân thiệt mạng là vì mất thân nhiệt do nước biển quá lạnh. Vậy trong tình huống ấy, bạn phải làm gì?

Thực ra thì nếu rơi vào cảnh ấy bạn sẽ không thể làm được quá nhiều điều đâu, nhất là khi “xung quanh toàn là nước”, chẳng thấy bờ đâu. Nhưng dù vậy, hãy nâng cao khả năng sống sót của mình bằng cách khoanh tay trước ngực, co chân lên ngang bụng (dĩ nhiên là nếu có áo phao). Đó là tư thế H.E.L.P (Heat Escape Lessening Postures – tạm dịch: tư thế hạn chế thoát nhiệt), nhằm ngăn không cho thân nhiệt bạn thoát ra quá nhiều trong lúc chờ đợi cứu hộ.

13. Gặp động đất

Gặp động đất

Nhiều người cho rằng khi có động đất, việc đầu tiên là phải chạy ra ngoài. Tuy nhiên đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nó chỉ đúng nếu bạn ở một vùng ngoại ô thoáng đãng, vắng người. Còn trong thành phố, có rất nhiều tác nhân khiến tỷ lệ tử vong của bạn tăng lên (biển hiệu, đèn giao thông, tường gạch…).

Thay vào đó, việc đầu tiên nên làm là nằm sát xuống đất, chui xuống gầm bàn. Trong trường hợp không có bàn, hãy đi vào góc phòng, ngồi sát tường và che đầu bằng gối. Giữ nguyên tư thế ấy cho đến khi trận động đất qua đi, và chỉ di chuyển nếu bức tường có nguy cơ đổ sụp.

Bạn cũng không nên lại gần cửa sổ vì bất kỳ lý do gì. Rung chấn của động đất có thể khiến bạn văng ra ngoài bất kỳ lúc nào. Ngoài ra, tuyệt đối không sử dụng thang máy – nguy cơ rò rỉ điện hoặc mắc kẹt bên trong là cực kỳ cao.

Trong trường hợp đã ở bên ngoài, hãy tìm đến một địa điểm thoáng đáng, tránh xa các tòa nhà, cây cối, cột điện… Còn nếu đang nồi trong xe ô tô, hãy nhanh chóng tấp vào lề đường, đỗ ở nơi không có vật cản xung quanh.

14. Khi ở trong thang máy đang rơi

Thang máy rơi

Nhiều người cho rằng trong tình huống này, chúng ta cần phải căn thời gian để nhảy lên trước khi thang chạm đất.

Thực ra về lý thuyết thì có thể đúng, nhưng trong thực tế khả năng bạn làm được thì gần như bằng không. Quá trình rơi là rất nhanh, khiến cho việc căn thời gian trở nên không tưởng. Thay vào đó, cách để tăng cơ hội sống sót lên cao nhất là nằm ngửa ra. Lúc này, các bó cơ và mỡ trong cơ thể sẽ trở thành tấm đệm hấp thu lực tác động từ cú va chạm.

Trong trường hợp không thể nằm, ít nhất hãy ngồi xuống. Tư thế này không phải tốt nhất, nhưng cũng hiệu quả hơn so với lúc đứng, vì cặp mông thân thương của bạn sẽ đóng vai trò giống như tấm nệm.

Và trong mọi trường hợp, hãy lấy tay che gáy và mặt, để giảm bớt tác động đến 2 yếu điểm trên.

15. Khi bị tấn công từ phía sau

Khi bị tấn công từ phía sau

Một trong những cách hiệu quả nhất để đối phó với kẻ tấn công từ đằng sau, đó là giẫm chân. Cách này đặc biệt hiệu quả đối với phụ nữ đi giày cao gót: chỉ cần giẫm với toàn bộ sức mạnh vào đầu ngón chân của kẻ đó là được. Lực dồn lên gót giày đủ để khiến xương ngón chân nứt gãy, khiến hắn khó lòng truy đuổi bạn hơn.

16. Khi ngã xuống vực

Khi ngã xuống vực

Đây là một tình huống rất khó. Để có thể sống sót, hãy cố gắng chia cú rơi thành các giai đoạn nhỏ nhằm giảm bớt tốc độ.

Trong lúc rơi, hãy lấy tay ôm lấy đầu và gáy để đảm bảo giữ được ý thức. Cố gắng bám vào các vật thể lớn – như đá hoặc cành gỗ. Chỉ cần giữ được một chút, bạn cũng đã chia nhỏ cú rơi thành công, và tăng cơ hội sống sót lên đáng kể.

17. Đường an toàn khi có hỏa hoạn

Đường an toàn khi có hỏa hoạn

Khi mắc kẹt trong một tòa nhà đang cháy, hãy nhớ lấy điều sau: khói mới là kẻ thù đáng sợ nhất, và khói thì bốc lên trên.

Chính bởi vậy lúc di chuyển, hãy cúi càng thấp càng tốt, bò về phía cửa thoát hiểm để tránh khói. Nếu có khăn hoặc một tấm vải (khẩu trang thì càng tốt), lập tức bịt lên miệng để hạn chế hít khói càng lâu càng tốt.

18. Rơi xuống hồ băng

Rơi xuống hồ băng

Đi du lịch đến các nước ôn đới vào mùa đông, rất có khả năng bạn sẽ mắc phải tình huống này, và với những người không quen thì quả thực là nguy hiểm.

Điều nguy hiểm nhất của các hồ băng là có những nơi băng mỏng, không đủ để nâng đỡ trọng lượng cơ thể và khiến chúng ta rơi xuống nước. Lúc này, cần phải ra khỏi nước rất nhanh để tránh hiện tượng hạ thân nhiệt cực kỳ nguy hiểm.

Cách làm như sau: khi bám được vào rìa băng, đừng cố gắng tự nâng mình lên. Thay vào đó hãy đạp chân để nổi, nâng dần cơ thể theo chiều ngang – giống như cách hải cẩu lên bờ vậy. Và khi đã lên được mặt băng cũng đừng cố gắng đứng dậy, để tránh trọng lực dồn xuống một điểm. Hãy lăn tròn đến một nơi rộng rãi và an toàn hơn.

19. Tránh bị sét đánh giữa đồng trống

Tránh bị sét đánh giữa cánh đồng

Vào mùa mưa bão, cần hạn chế ra những nơi trống trải, vì chẳng có bất kỳ thứ gì làm cột thu lôi cho bạn cả (như nhà cao tầng, ngọn cây…). Nhưng nếu chẳng may đang ở giữa cánh đồng trong khi bão đang tới, ít nhất hãy ngồi xổm hoặc quỳ xuống, đặt đầu vào giữa 2 đầu gối và 2 tay che tai. Nếu xung quanh có bất kỳ thứ gì cao hơn bạn, hãy đảm bảo tránh xa vật thể đó.

Quy tắc tương tự cũng được áp dụng khi di chuyển theo nhóm. Hãy tách nhau ra, đợi chờ cơn bão sét kết thúc.

20. Phải làm gì khi thấy xoáy nước giữa biển?

Xoáy nước giữa biển

Việc đầu tiên là giữ bình tĩnh đã, bởi bạn hoàn toàn có thể tránh được cảnh rơi vào đó nếu hành xử bình tĩnh.

Hãy xem hướng của dòng chảy, sau đó bơi hoặc chèo thuyền theo chiều ngang, lợi dụng chính dòng chảy để thoát ra ngoài. Đừng cố gắng bơi ngược dòng, vì bạn sẽ nhanh chóng đuối sức và bị nó nuốt chửng.

Trong trường hợp bị cuốn vào, hãy nhớ rằng một xoáy nước sẽ rất yếu ở phía đáy. Hít một hơi thật sâu, đợi cho đến khi dòng yếu dần và bơi ra ngoài.

21. Sống sót giữa đám đông kích động

Sống sót giữa đám đông kích động

Mắc kẹt trong một đám đông có thể gây nguy hiểm hơn bạn tưởng, thậm chí có người còn chết vì điều đó.

Nếu không may mắc kẹt trong tình cảnh như vậy, hãy thu ngắn tay lại, giơ tay lên trước ngực – giống như tư thế boxing. Làm vậy để bảo vệ nội tạng của bạn khỏi việc bị chèn ép và gây tổn thương.

22. Tình huống bị chôn sống

Tình huống bị chôn sống

Tình huống này thì quả thực là đáng sợ, và sau đây là cách để bạn tăng cơ hội sống sót.

Thách thức lớn nhất trong tình huống này là làm sao để duy trì dưỡng khí và bảo vệ khả năng thở. Hãy buộc chiếc áo của bạn che kín mặt để tránh hít khỏi bụi đất, đồng thời giữ lại chút dưỡng khí phục vụ cho việc đào đất chui ra.

23. Bị trăn anaconda tấn công

Muốn tránh trăn anaconda, hãy né những vùng nước nông

Trăn anaconda thực ra rất ít khi tấn công con người, nhưng không phải là không có chuyện đó xảy ra.

1. Muốn tránh trăn anaconda, hãy né những vùng nước nông vì đây là nơi chúng thích nhất. Nếu nhìn thấy một con trăn, đừng lại gần mà phải quan sát hướng di chuyển của nó, xem liệu nó có theo đuôi bạn hay không.

2. Chẳng may bị trăn quấn, hãy cố gắng hít sâu rồi nín thở. Hạn chế thở ra, vì mỗi lần làm vậy, nó sẽ thít chặt hơn.

3. Lần tìm về đuôi trăn và cắn thật mạnh vào đó. Đây là vị trí gây ra khá nhiều đau đớn, và nó sẽ thả bạn ra.

4. Trong trường hợp không thể với được đuôi trăn, bạn buộc phải chiến đấu. Nếu tay còn tự do, hãy vớ lấy một viên đá (hoặc vật cứng nào cũng được) gần đó, đập thật mạnh vào thân hoặc đầu cho đến khi nó thả bạn ra. Với trăn, con mồi không chống trả là con mồi tuyệt vời nhất.

24. Nếu không may rơi xuống sông chảy xiết

Nếu không may rơi xuống sông chảy xiết

Một dòng nước xiết thực sự đáng sợ hơn bạn tưởng, vì ngay cả các kình ngư cũng không chống nổi đâu. Vậy nên nếu rơi vào tình huống này, bạn cần một số lưu ý:

1. Hãy bơi chéo góc vào bờ chứ đừng bơi thẳng, vì như vậy sẽ rất tốn năng lượng. Nên chọn 1 góc 45 độ thì hơn.

2. Đừng cố bơi ngược dòng. Không nổi đâu!

3. Nằm ngửa ra, thả nổi với chân hướng theo dòng chảy. Đầu của bạn cần phải đặt theo hướng đầu dòng, để tránh trường hợp va phải vật cản. Tư thế này sẽ giúp bạn nghỉ ngơi trong lúc chờ đợi đến vùng nước tĩnh lặng hơn để dễ dàng bơi vào bờ.

25. Khi bị sói tấn công

Khi bị sói tấn công

1. Đừng chạy hoặc làm bất kỳ điều gì tỏ ra yếu thế. Bản năng của sói là đuổi theo bất kỳ thứ gì bỏ chạy, vì nó sẽ tưởng đó là mồi.

2. Đừng nhìn vào mắt sói, vì chúng sẽ hiểu đó là lời thách thức. Hãy giữ đầu thấp thôi.

Nếu sói tiếp cận gần, hãy giơ tay lên cao, tỏ ra mình ưu thế hơn.

3. Nếu sói tiếp cận gần, hãy giơ tay lên cao, tỏ ra mình ưu thế hơn. Bạn có thể vỗ tay thành tiếng lớn, hoặc hét lên. Sói sẽ không sợ đâu, nhưng làm vậy sẽ cho bạn thêm thời gian để tìm cách thoát thân.

4. Sói vẫn tiếp cận, hãy lùi lại một cách chậm rãi. Nhớ giữ thăng bằng và một cái đầu bình tĩnh, đừng ngoái về sau.

5. Một cách chậm rãi, hãy leo lên một cái cây gần nhất, nhưng mắt vẫn phải quan sát đàn sói.

6. Trong trường hợp không thể thoát và bị tấn công, hãy nằm cuộn tròn, tay che đầu và mặt. Làm như vậy, bạn sẽ né được những cú cắn chí mạng, tăng tỉ lệ sống sót.

7. Có thể ném đá hoặc gậy vào mặt sói nếu cảm thấy tình huống nguy cấp. Lũ sói sẽ cảm thấy chùn bước và có thể rút lui.

8. Nếu đi theo nhóm đông người, hãy quây thành vòng tròn để có thể quan sát tình hình từ nhiều góc độ.

26. Khi xe bị treo trên vách đá

Một tình huống rất có khả năng xảy ra với những ai thường xuyên lái xe trên các cung đường hiểm trở, cheo leo miền núi. Và nếu không may rơi vào tình cảnh này, bạn cần phải thật bình tĩnh.

Xe bị treo trên vách đá

1. Trước tiên, đừng quá vội vàng làm bất kỳ điều gì, trừ phi chiếc xe của bạn đang trượt hẳn ra khỏi vách đá. Hít một hơi thật sâu, lên kế hoạch tẩu thoát.

2. Di chuyển thật chậm trong xe, tránh để xe mất thăng bằng. Nếu trong xe có nhiều người, phải thoát ra từ phía đối diện.

3. Lưu ý chân luôn phải đạp phanh. Đây có thể là tình huống phanh xe chính là cách duy nhất để ngăn chiếc ô tô của bạn trượt ra khỏi bờ vực.

Cố gắng tìm lấy điểm thăng bằng của chiếc xe lúc này, rồi từ từ trườn ra cửa sau rồi thoát ra.

4. Nếu phần cửa trước đã trong tình trạng chúc xuống, hãy thoát ra bằng cửa sau một cách chậm rãi và bình tĩnh. Cố gắng tìm lấy điểm thăng bằng của chiếc xe lúc này, rồi từ từ trườn ra cửa sau rồi thoát ra.

5. Lập tức mở toàn bộ cửa sổ để có thêm phương án thoát thân. Toàn bộ cửa cũng cần được mở khóa. Làm vậy là để người trong xe có thể thoát ra cùng một lúc.

6. Trong trường hợp có trẻ nhỏ trong xe, hãy để một người lớn ra trước, sau đó đưa trẻ cho người đó.

27. Khi bị cướp xe

Cách xử lý khi bị cướp xe

Cái này thì đơn giản thôi: Đừng mạo hiểm với mạng sống của mình. Hãy đưa tài sản cho tên cướp rồi nhanh chóng trình báo với chính quyền địa phương.

28. Khi bị cá mập tấn công

Đầu tiên, bạn cần phải bình tĩnh, tránh hoảng loạn để kích động con vật. Hãy luôn để ý vị trí của con cá, đề phòng nó bất ngờ tấn công.

Cách xử lý khi bị cá mập tấn công

Trong trường hợp thấy con cá có xu hướng chuẩn bị tấn công, hãy cố gắng dang rộng hai tay, để bản thân trở nên to lớn nhất có thể. Như vậy, cá mập có khả năng sẽ bỏ đi, vì dẫu sao con người cũng không phải con mồi ưa thích của chúng. Còn trong trường hợp nó chỉ bơi ngang qua, hãy thu mình lại, càng nhỏ càng tốt để tránh thu hút sự chú ý.

Nếu thực sự bị tấn công, bạn buộc phải chống trả. Hãy vận sức đá hoặc đấm vào các vị trí nhạy cảm của cá mập – như mắt hoặc mang, và đừng để nó bơi vòng ra sau lưng bạn. Sau khi đuổi được nó đi, hãy bơi chậm rãi vào bờ, tránh gấp gáp vì vừa mất sức, vừa dễ lôi kéo sự chú ý.

29. Bị nhốt trong thùng xe

Bị nhốt trong thùng xe

Nếu chẳng may rơi vào cảnh này, hãy nhớ bạn có một số cách để thử. Đầu tiên, hãy thử kéo cần để mở khẩn cấp trong thùng xe. Nếu nó không hoạt động, thử cạy lẫy khóa bên trong thùng. Bạn cũng có thể thử mở đèn xe, thò tay ra và lôi kéo sự chú ý của người đi đường.

30. Dùng quần dài để tạo thành phao cứu sinh

3 quy tắc: Buộc, vung mạnh và giữ chặt
3 quy tắc: Buộc, vung mạnh và giữ chặt

Trong trường hợp rơi xuống nước và chưa thể vào bờ ngay, hãy cởi ngay chiếc quần bạn đang mặc, buộc 2 chân lại với nhau. Sau đó hãy vung mạnh quần để thu lấy không khí càng nhiều càng tốt, rồi choàng qua cổ. Khi đó, chiếc quần sẽ trở thành phao cứu sinh tạm thời.

31. Biến túi nylon thành dây buộc

Biến túi nylon thành dây buộc

Bạn sẽ cần nhiều hơn 1 chiếc túi – phụ thuộc vào độ dài của sợi dây bạn muốn làm.

Đầu tiên, hãy cắt đôi chiếc túi ra, đục một lỗ ở đáy ở mỗi bên. Sau đó, hãy luồn túi qua lỗ, buộc lại. Làm tương tự với những chiếc túi khác để kéo dài sợi dây.

32. Cách phá cửa khi cần thiết

Cách phá cửa khi cần thiết

Chẳng hạn khi có hỏa hoạn mà cửa lại khóa chẳng hạn, lúc đó buộc phải phá cửa đúng không?

Bạn sẽ cần phải đá trúng vị trí cần thiết, và đó là điểm bên cạnh ổ khóa. Để hiệu quả hơn, hãy dồn sức vào gót giày và đạp một cách dứt khoát.

33.  Trong một trận bão cát: Hãy chờ đợi

Trong một trận bão cát: Hãy chờ đợi

Kẹt trong một trận bão cát mà không có nơi trú ẩn – đây quả là một tình huống khá tệ. Những lúc như vậy, hãy bình tĩnh tìm một chỗ để núp – mỏm đá, cây to…

Trong lúc ấy, hãy che mũi và miệng bằng một mảnh vải (tốt nhất là vải ướt) để bảo vệ phổi, tránh hít phải cát và chờ đợi cho cơn bão đi qua.

34.  Nơi phù hợp để trú ẩn khi có lốc xoáy

Nơi phù hợp để trú ẩn khi có lốc xoáy

Là né tránh tất cả các tầng cao và ở tầng thấp nhất của căn nhà. Bạn có thể chọn trốn trong phòng tắm, phủ lên người một tấm nệm hoặc vải dày. Trong trường hợp ở nhà chung cư, đừng núp gần những vật dụng nặng (giá sách) và đèn trần, vì chúng có thể rơi xuống trong lúc cơn lốc quét qua.

35. Nếu kẹt trong một trận cháy rừng: Hãy xuống vùng đất thấp

Nếu kẹt trong một trận cháy rừng: Hãy xuống vùng đất thấp

Có một điều ít người biết là ngọn lửa sẽ lan theo hướng đi lên – vì hơi nóng bốc lên trên. Nếu ngọn lửa xảy ra trên một sườn dốc, tốc độ lan tỏa có thể tăng nhanh hơn gấp đôi với độ dốc tăng thêm 10 độ.

Vậy nên trong một trận cháy rừng, hãy né tránh những khu vực ở trên cao.

36. Khi kẹt trong vùng lũ: Đừng bước xuống nước sâu hơn 15 – 20cm

Khi kẹt trong vùng lũ: Đừng bước xuống nước sâu hơn 15 - 20cm

Nước là một yếu tố rất quyền lực của tự nhiên. Tại các vùng lũ, dòng nước sâu hơn 15cm là đủ để khiến bạn phải loạng choạng, thậm chí cuốn được bạn đi. Và nếu nước ngập hơn 30cm, nó sẽ đủ sức mạnh để cuốn trôi cả xe ô tô.

Vậy nên dù nhìn mặt nước có vẻ không quá nhanh thì cũng đừng mạo hiểm. Hãy sử dụng một chiếc que để xác định độ sâu của nước, trước khi quyết định có bước qua hay không.

37. Nhảy xuống nước cũng cần đúng cách

Nhảy xuống nước cũng cần đúng cách

Nếu trong hoàn cảnh buộc phải nhảy xuống nước từ trên cao, hãy chọn một vị trí thoáng đãng, không có đá tảng và các mảnh vụn nguy hiểm.

Nếu không phải dân chuyên nghiệp, đừng cố cắm đầu xuống nước trước. Thay vào đó, bạn nên hơn cong lưng lúc nhảy, tay giơ cao trên đỉnh đầu, mũi chân hướng thẳng xuống nước. Sau khi chìm xuống, hãy nhanh chóng mở rộng tay và chân để giảm tốc độ chìm, nhanh chóng nổi lên được.

Bí kíp này khá hữu dụng trong trường hợp bạn không rõ độ sâu của nước ra sao.

38. Cách để biến nước muối thành nước uống được

Cách để biến nước muối thành nước uống được

Thứ bạn cần là một lon nước bằng nhôm và một chai nhựa. Đầu tiên, cho nước muối vào lon, sau đó cắt bỏ phần đáy của chai nước và úp phần đáy vào trong để tạo ra một vành đai. Cuối cùng là đặt lon nước vào trong chai (giống như trên hình) và để tất cả ra chỗ có nắng rồi chờ đợi.

Nhiệt độ sẽ khiến nước bốc hơi, ngưng tụ lại ở vành đai, trong khi muối sẽ ở lại trong lon.